Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm tỉ lệ tử vong vô cùng cao. Nhưng không phải ai cũng biết phải xử lý như thế nào khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn trong tình huống nguy kịch này.

Khi nào cơn nhồi máu có tim có thể xuất hiện?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim. Thiếu máu cục bộ cơ tim do nhiều nguyên nhân nhưng có nguyên nhân chính là mảng xơ vữa và cục máu đông. Khi mỡ lắng xuống xung quanh thành mạch chúng tạo ra những mảng xơ vữa, theo thời gian khối mỡ này dày lên, làm cho lòng mạch hẹp lại gây cản trở dòng máu lưu thông. Kết hợp với cục máu đông sẽ dẫn đến tắc hoàn toàn mạch vành và nhồi máu cơ tim xảy ra.
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi vận động, tập thể dục, trúng phong, nghỉ ngơi…Vì vậy, có những kiến thức cơ bản để xử trí cơn nhồi máu cơ tim là việc vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng. Làm gì khi nhồi máu cơ tim xuất hiện?
Thứ nhất : Tư thế bệnh nhân
Khi có những dấu hiệu bệnh như cơn đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…, cần phải khẩn trương gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi nên dùng ngay nitroglycerin đặt dưới lưỡi bệnh nhân, giữ bệnh nhân ở trạng thái nửa nằm, nửa ngồi. Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.
Thứ hai : Thực hiện phương pháp ép tim
Trong thời gian chờ đợi xe cứu thương, để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Khi ép xuống ngực bệnh nhân sẽ tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông.
ép tim
Thứ ba : Hô hấp nhân tạo
Đây là phương pháp khá dễ làm nhưng vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo ô xy cho bệnh nhân, lưu thông máu. Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. Đẩy đầu bệnh nhân về phía sau, nâng hai cằm lên cho hai hàm răng gần như chạm nhau đồng thời lắng nghe hơi thở nạn nhân. Sau đó bịt mũi nạn nhân, dùng miệng ngậm kín miệng nạn nhân thở hai hơi liên tiếp vào miệng nạn nhân.
Thời gian dành cho chúng ta không nhiều, vì vậy cần phải tiến hành ngay các phương pháp sơ cứu kịp thời. Trước tình trạng mất ý thức do tim hay bất cứ lí do nào khác, chúng ta chỉ có 3 phút từ lúc tim ngừng đập đến khi xuất hiện những tổn thương não không hồi phục. Vì thế chúng ta phải ngay lập tức hồi sinh tim cho bệnh nhân.
Thứ tư: Khi xe cấp cứu đến
Khi các nhân viên y tế đến sẽ tiến hành đặt nội khí quản ( ống cắm vào cổ họng bệnh nhân để cung cấp ô xy), trong lúc đó chúng ta vẫn phải tiến hành ép tim cho đến khi đến bệnh viện. Nếu bệnh nhân vẫn bị ngừng tim ( tim không đập), rung tim ( tim bị rung nhẹ) thì không thể bơm máu đi được nữa, khi đó phải tiến hành sốc điện ngoài lồng ngực. Sốc điện giống như một báo động mạnh gọi quả tim tỉnh dậy làm việc của nó. Nguồn điện ở máy sốc điện sẽ giật mạnh các cơ tim, tạo thể hoạt động mồi, tạo một lực giúp tim đập trở lại dễ dàng hơn.
các bước sơ cứu
Tóm tắt các bước sơ cứu
Sau khi sốc điện mà tim đập trở lại coi như bệnh nhân cấp cứu thành công. Các phương pháp sơ cứu dù có thực hiện thành công thì tính mạng của bạn cũng luôn bị rình rập bởi nhồi máu cơ tim là căn bệnh khả năng tái phát rất cao. Vì vậy, thực hiến chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ kết hợp với sử dụng các thực phẩm bổ sung là cách tốt nhất để phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
Trần Hiền và Lê Phượng